[ Vòng tròn kinh nguyệt ] Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai

July 5, 2020
Bệnh phụ khoa

Nội dùng bài viết dưới đây sẽ giải đáp vòng tròn kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt, cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai… Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Vòng tròn kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý diễn ra ở chị em phụ nữ. Kinh nguyệt và khả năng mang thai của chị em có liên quan mật thiết với nhau. Chính vì thế, có rất nhiều chị em dựa vào vòng tròn kinh nguyệt để thụ thai hoặc tránh thai.

Vậy thực hư cách tính vòng tròn kinh nguyệt như thế nào? Ngay sau đây bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM sẽ lý giải ngay sau đây.

Vòng tròn kinh nguyệt là gì?

Vòng tròn kinh nguyệt hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt, đây là tình trạng lặp lại của ngày có kinh nguyệt từ tháng này sang tháng. Theo đó, vòng kinh sẽ được tính từ ngày đầu ra máu của tháng này tới ngày đầu ra máu của tháng tiếp theo.

Việc nắm rõ vòng kinh của mình sẽ giúp chị em chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đồng thời, xác định ngày rụng trứng để tránh thai và thụ thai hiệu quả.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Thông thường vòng tròn kinh nguyệt sẽ kéo dài từ 28 – 32 ngày, ngày hành kinh diễn ra từ 3 – 7 ngày. Tuy nhiên, với những chị em có kinh nguyệt không đều, một vòng kinh sẽ kéo dài từ 35 – 45 ngày.

Theo bác sĩ Vân, vòng kinh của mỗi chị em không giống nhau. Do đó, chị em cần quan sát khoảng 4 – 5 vòng kinh để nắm rõ kinh nguyệt của mình. Từ đó, đảm bảo sức khỏe sinh sản cho bản thân.

Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt

Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt khá đơn giản, chị em áp dụng theo các bước sau:

Bước 1:

Đầu tiên, chị em hãy đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh. Đây chính là ngày đầu tiên của vòng kinh.

Bước 2:

Đến kỳ kinh tiếp theo, chị em tiếp tục đánh dấu ngày bắt đầu ra máu kinh.

Bước 3:

Sau khi thực hiện bước 1 và bước 2, chị em đã có ngày bắt đầu và ngày kết thúc của vòng kinh. Từ đó, tính được vòng kinh nguyệt của mình là bao nhiêu.

Ví dụ:

Ngày ra máu kinh lần 1 là ngày 1/9.

Ngày ra máu kinh lần 2 là 1/10/.

Như vậy, vòng kinh của bạn là 30 ngày.

Xem thêm: Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt đầy đủ nhất dành cho chị em

Các thời điểm của vòng kinh nguyệt

Căn cứ vào ngày rụng trứng, vòng kinh nguyệt của chị em sẽ được chia thành 3 thời điểm tương ứng với độ an toàn để thụ thai hoặc tránh thai. Cụ thể như sau:

1. Thời điểm nguy hiểm

Nếu trong thời điểm nguy hiểm chị em quan hệ nhưng không sử dụng biện pháp tránh thai nào thì khả năng mang thai lên tới 99%. Thời điểm nguy hiểm được tính từ ngày rụng trứng cộng trừ với 5 ngày.

Ví dụ: Nếu vòng kinh của chị em là 28 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14. Thời điểm nguy hiểm sẽ là 14 + 5 = 19 và 14 – 5 = 9.

Như vậy, thời điểm nguy hiểm dễ mang thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 – 19 của vòng kinh nguyệt.

2. Thời điểm an toàn tương đối

Thời điểm an toàn tương đối là giai đoạn sắp rụng trứng. Bởi tinh trùng có khả năng sống trong âm đạo của chị em từ 3 – 5 ngày. Nên khả năng thụ thai nếu quan hệ chỉ mang tính tương đối. Giai đoạn này được tính từ ngày bắt đầu có kinh đến mốc thời điểm nguy hiểm.

Ví dụ: Nếu vòng kính là 28 ngày thì thời điểm tương đối an toàn sẽ rơi vào ngày thứ 1 – 9 của vòng kinh.

3. Thời điểm an toàn tuyệt đối

Sau khi trứng rụng, trứng chỉ sống trong vòng 12 – 24 giờ nên tinh trùng không thể gặp trứng để thụ thai. Do đó, nếu quan hệ trong trong thời điểm này thì hiệu quả tránh thai cao.

Thời điểm an toàn tuyệt đối được tính từ ngày kết thúc thời điểm nguy hiểm cho đến khi chuẩn bị chu kỳ mới.

Ví dụ: Nếu vòng kinh là 28 ngày thì ngày an toàn tuyệt đối sẽ rơi vào ngày thứ 19 – 28 của vòng kinh.

Cách tính vòng tròn kinh nguyệt để thụ thai

Cách tính vòng tròn kinh nguyệt để thụ thai là giải pháp được rất nhiều cặp đôi lựa chọn. Trước tiên, để áp dụng các bạn cần xác định vòng tròn kinh nguyệt của mình là bao lâu.

Theo khuyến cáo của bác sĩ Vân, chị em nên theo dõi chu kỳ kinh liên tục trong vài tháng. Bởi vòng kinh có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau. Tốt nhất, chị em nên theo dõi vòng kinh của mình ít nhất 8 tháng.

Sau khi đã theo dõi, các bạn sẽ tính thời điểm thụ thai thích hợp dựa vào chu kỳ dài nhất và ngắn nhất. Từ những con số này, chị em sẽ tính toán như sau:

  • Chu kỳ ngắn nhất:

Với chu kỳ ngắn nhất, chị em trừ đi 18 ngày, kết quả sẽ là ngày đầu tiên của thời gian có khả năng thụ thai cao nhất.

Ví dụ, chu kỳ ngắn nhất của chị em là 25 ngày thì lấy 25 – 18 = 7. Như vậy, ngày đầu tiên mà bạn có khả năng thụ thai cao nhất đó là ngày thứ 7 của vòng kinh.

  • Chu kỳ dài nhất:

Với chu kỳ dài nhất thì chị em trừ đi 11. Kết quả chính là ngày cuối của khoảng thời gian thụ thai cao.

Ví dụ: Chu kỳ dài nhất là 29 ngày thì lấy 29 – 11 = 18. Như vậy, ngày 18 chính là ngày cuối để thụ thai.

Dựa vào 2 phép tính trên, nếu chị em quan hệ trong khoảng thời gian từ ngày thứ 7 – 18 thì khả năng có thai rất cao.

Cách tính vòng tròn kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn

Dựa vào vòng tròn kinh nguyệt thì ngày tránh thai an toàn đó là ngày thứ 20 của vòng kinh tháng này đến ngày đầu tiên của vòng kinh tiếp theo. Trong giai đoạn này, trứng mới rụng và đang trong thời kỳ phân hủy nên khả năng thụ thai là rất thấp.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng với những chị em có vòng kinh đều. Với những chị em có vòng kinh không đều thì không nên áp dụng. Vì khả năng mang thai tương đối cao.

Thực tế, có rất nhiều chị em áp dụng những vẫn mang thai. Nguyên nhân do trứng đôi bị rụng nhưng không cùng thời điểm. Khiến cho việc thụ thai vẫn có thể xảy ra.

Lời khuyên cho chị em trong trường hợp này đó là nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác như thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng, sử dụng bao cao su…

Chu kỳ kinh nguyệt 35 - 40 ngày có bình thường không?

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày khá phổ biến ở nhiều chị em. Vậy vòng kinh 35 – 40 ngày có bình thường không?

Theo bác sĩ Vân, nếu chị em có vòng kinh từ 35 – 40 ngày cũng không nên quá lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường. Bởi vòng kinh của chị em sẽ rất dễ thay đổi do nhiều yếu tố. Nên rất ít trường hợp có vòng kinh đều 28 hay 30 ngày.

Trường hợp vòng kinh trên 35 ngày sẽ được gọi là vòng kinh dài. Còn dưới 22 ngày sẽ được gọi là vòng kinh ngắn. Riêng với chị em có vòng kinh dài thì thời điểm rụng trứng sẽ thưa hơn nên khả năng thụ thai sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, chị em vẫn có thể xác định ngày rụng trứng dựa vào công thức sau:

  • Ngày rụng trứng: n - 14 (n = số ngày chu kỳ kinh nguyệt).
  • Thời gian dễ thụ thai: ngày rụng trứng - 2 & ngày rụng trứng + 2.

Ví dụ: Nếu chị em có vòng kinh là 35 ngày. Ta sẽ tính được ngày rụng trứng là 35 – 14 = 21. Như vậy, ngày dễ thụ thai sẽ rơi vào khoảng ngày thứ 19 – 23 của vòng kinh.

Lưu ý: Công thức kể trên chỉ áp dụng cho những chị em có kinh nguyệt đều.

Xem thêm: Chậm kinh 15 ngày thử que 1 vach có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào

Cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai

Dựa vào vòng tròn kinh nguyệt, không ít chị em đã áp dụng cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai.

Thông thường, vòng kinh của chị em sẽ kéo dài từ 28 – 30 ngày. Trong ngày rụng trứng, cơ thể chị em sẽ phóng thích từ 1 – 2 quả trứng. Thời gian rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 14 của vòng kinh.

Trước khi rụng trứng, nội mạc tử cung của chị sẽ được bao phủ. Sau khi trứng rụng, nội mạc sẽ thay đổi để sẵn sàng cho quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng.

Để tính ngày rụng trứng để thụ thai con trai, chị em áp dụng theo công thức sau:

Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh – 14

Ví dụ, vòng kinh của bạn là 29 ngày, ngày rụng trứng sẽ là 29 – 14 = 15. Như vậy, ngày rụng trứng để thụ thai còn trai là ngày thứ 15.

Ngoài cách tính ngày rụng trứng để sinh con trai, chị em cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây:

1. Dịch nhầy cổ tử cung

Kiểm tra dịch nhẩy cổ tử cung là cách để tính ngày rụng trứng sinh con trai khá phổ biến. Trong suốt vòng kinh nguyệt, nồng độ hormone của chị em sẽ thay đổi. Do đó, đặc điểm của dịch nhầy như màu sắc, số lượng, tính chất cũng sẽ khác nhau.

Buổi sáng sau khi thức dậy, trước khi tiểu tiện chị em hãy lấy dịch nhầy ở cửa âm đạo. Sau đó, dùng đầu ngón tay cái và tay trỏ kéo ra.

Nếu dịch nhầy ẩm ướt, trơn, có màu trắng trứng thì chứng tỏ bạn đang trong giai đoạn rụng trứng. Nên đây là thời điểm thích hợp để quan hệ sinh con trai.

2. Đo nhiệt độ cơ thể

Đo nhiệt độ cơ thể cũng là cách giúp xác định ngày rụng trứng để sinh con trai.

Chị em hãy tiến hành đo nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi xuống giường. Nên đo liên tục trong khoảng 6 ngày nghi ngờ rụng trứng. Từ đó, tính nhiệt độ trung bình của cơ thể trong 6 ngày qua.

Nếu nhiệt độ trong 3 ngày liên tiếp cao hơn nhiệt độ trung bình thì có nghĩa chị em đang trong giai đoạn rụng trứng. Đây là thời điểm thích hợp để quan hệ sinh con trai.

Trong quá trình đo nhiệt độ, chị em cần lưu ý:

  • Chỉ nên dùng một nhiệt kế để tránh sai số.
  • Tốt nhất nên lấy nhiệt độ ở hậu môn.
  • Không áp dụng với những chị em đang mắc bệnh vì nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi thất thường.

3. Sử dụng que thử rụng trứng

Phương pháp đơn giản hơn đó là chị em sử dụng que thử rụng trứng để sinh con trai. Giải pháp này thích hợp cho những chị em có vòng kinh không đều. Hoặc không thể thực hiện kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung hay đo thân nhiệt.

Theo bác sĩ Vân, thời điểm thích hợp chị em sử dụng que thử rụng trứng đó là ngày thứ 10 của vòng kinh. Que thử rụng trứng sẽ giúp phát hiện hormone lutein hóa (LH) trong nước tiểu trước khi rụng trứng.

Cách sử dụng que thử rụng trứng như sau:

  • Chị em lấy nước tiểu cho vào cốc (không nên lấy buổi sáng hoặc chiều).
  • Lấy que thử rụng trứng ra ngoài và nhúng trực tiếp vào cốc nước tiểu theo mũi tên chỉ xuống dưới. Lưu ý, không nên nhúng nghập đường kẻ ngang.
  • Sau 5 giây, chị em lấy que thử ra và đặt trên mặt phẳng sạch.
  • Nếu kết quả 1 vạch là ngoài thời điểm trụng trứng, 2 vạch bằng nhau và nhạt là thời điểm sắp rụng trứng. Còn nếu xuất hiện 2 vạch đỏ và vạch dưới đậm hơn báo hiệu thời điểm rụng trứng sẽ xuất hiện khoảng 24 giờ.

4. Theo dõi cơn đau bụng

Khi trứng bị phóng thích hoặc quá trình vòi trứng co thắt để đẩy xuống tử cung sẽ khiến chị em có những cơn đau bụng. Do đó, chị em có thể theo dõi biểu hiện này để xác định ngày rụng trứng.

Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng có biểu hiện này. Đồng thời, tình trạng đau bụng không lặp lại ở giai đoạn nhất định của thai kỳ.

Ngoài triệu chứng đau bụng, khi rụng trứng chị em còn gặp những biểu hiện sau:

  • Đau ngực, núi đôi căng tức;
  • Co thắt, đau nhẹ ở một bên xương chậu;
  • Kém ăn, đầy hơi, chướng bụng;
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về vòng tròn kinh nguyệt. Việc nắm rõ vòng tròn kinh nguyệt của bản thân sẽ giúp chị em tránh thai hoặc thụ thai hiệu quả. Ngoài ra, còn nắm được vòng kinh có đều hay không.

Nếu vòng kinh không đều, chị em hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Bởi nếu để lâu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em. Mọi chi tiết xin liên hệ: 035.842.7245.

Mrhieu

Tác giả chia sẻ mọi kiên thức y khoa

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form