Bảng tính chu kỳ kinh nguyệt đầy đủ nhất dành cho chị em

July 2, 2020
Bệnh phụ khoa

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt, bảng tính chu kỳ kinh nguyệt. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai… Là những nội dung chính sẽ được đề cập trong bài viết sau.

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bảng tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt, là những chị em có kinh nguyệt không đều thì tính chu kỳ kinh càng khó hơn.

Hiểu được điều đó, nội dung bài viết sau bác sĩ Nguyễn Thị Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế HCM sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích xung quanh bảng tính chu kỳ kinh nguyệt. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Xem thêm: Chậm kinh 15 ngày thử que 1 vach có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt?

Trước khi chia sẻ bảng tính chu kỳ kinh nguyệt, cùng tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và một số thông tin cần biết ngay sau đây.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý ở nữ giới xuất hiện từ giai đoạn dậy thì và kéo dài đến giai đoạn mãn kinh. Sự giảm đột ngột của estrogen hoặc progesterone là nguyên nhân xuất hiện chảy máu ở vùng kín theo chu kỳ.

Được biết, kinh nguyệt ở chị em diễn ra là do sự phối hợp của vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Nhờ đó, sự xuất hiện của kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn hơn.

Tuy nhiên, nếu hoạt động này bị rối loạn thì kinh nguyệt cũng sẽ bị rối loạn và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em.

Quá trình diễn ra chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên khi bé gái bước vào tuổi dậy thì (từ 12 – 17 tuổi) và kết thúc vào tuổi mãn kinh (45 – 55 tuổi). Một chu kỳ kinh sẽ được chia thành 2 chu kỳ nhỏ đó là chu kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung. Sự thay đổi của các hormone trong cơ thể chính là yếu tố điều khiển chu kỳ kinh nguyệt.

Ngày ra máu đầu tiên sẽ được tính là ngày đầu tiên của của chu kỳ kinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lượng hormone suy giảm. Nên sẽ khiến lớp nội mạc tử cung bị bong ra.

Khi ngày hành kinh kết thúc, lượng estrogen sẽ tăng để làm dày lớp nội mạc tử bị bong. Đồng thời, kích thích nang trứng phát triển. Lúc này sẽ có một số nang trứng phát triển và chờ hormone LH tăng đột biến, để phóng thích trứng và diễn ra sự rụng trứng.

Sau khi rụng trứng khoảng 24h, hormone Progesteron sẽ được sản sinh lượng lớn để biến đổi nội mạc tử cung. Từ đó, giúp phôi thai làm tổ hay còn gọi là thụ thai.

Trường hợp phôi thai không làm tổ hoặc có sự thụ tinh thì hormone Progesterone và Estrogen sẽ giảm mạnh. Nhằm chuẩn bị cho ngày hành kinh tiếp theo, đây chính là ngày cuối của chu kỳ kinh.  

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu ltừ ngày ra máu đầu tiên của chu kỳ trước đến ngày kết thúc ra máu của chu kỳ sau. Cụ thể như sau:

Từ ngày ra máu kinh sẽ là ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo, chị em đếm lùi 12 ngày thì đây là mốc dưới ngày rụng trứng. Sau đó, lùi thêm 5 ngày thì đây là mốc trên của ngày rụng trứng. Trong thời gian này, sẽ diễn ra hiện tượng rụng trứng.

Thông thường, ngày rụng trứng cao nhất sẽ được tính bằng cách lấy ngày đầu của chu kỳ kinh tiếp theo trừ đi 15.

Còn sau ngày rụng trứng sẽ là giai đoạn nang noãn. 12 ngày cuối trước khi kết thúc chu kỳ là chu kỳ tử cung (xuất hiện hành kinh). Tình trạng ra máu thường diễn ra từ 2 – 7 ngày.

Nếu dựa vào “đèn đỏ” chu kỳ kinh của chị em sẽ được chia thành 3 thời điểm: Ngày an toàn, an toàn tương đối và ngày dễ thụ thai. Nhờ vào 3 thời điểm này mà chị em có thể tính được ngày tránh thai hoặc thụ thai.

Tuy nhiên, công thức trên chỉ áp dụng với những chị em có kinh nguyệt đều. Còn với những chị em rối loạn kinh nguyệt rất khó xác định được thời điểm an toàn và dễ thụ thai.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt từ 26 ngày

Nếu chị em có chu kỳ ngắn 26 ngày thì dựa vào cách tính trên chúng ta sẽ có:

  • Điểm cuối của thời kỳ rụng trứng là ngày 26 – 12 = 14.
  • Điểm trên của thời kỳ rụng trứng là 14 -5 = 9.

Như vậy, thời điểm dễ thụ thai sẽ rơi vào ngày thứ 9 – 14 của chu kỳ. Ngày rụng trứng có thể rơi vào ngày thứ 12.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày cũng tương tự như trên:

  • Điểm cuối thời kỳ rụng trứng là ngày 30 – 12 = 18.
  • Điểm trên thời kỳ rụng trứng là ngày 18 – 5 = 13.

Như vậy, thời điểm dễ thụ thai sẽ diễn ra vào ngày thứ 13 – 18 của chu kỳ. Ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 15.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 32 ngày như sau:

  • Điểm cuối ngày rụng trứng là ngày 32 – 12 = 20.
  • Điểm trên ngày rụng trứng là ngày 20 – 5 = 15.

Như vậy, thời điểm dễ thụ thai rơi vào ngày thứ 15 – 20 của chu kỳ kinh. Ngày rụng trứng có thể là ngày thứ 18.

Chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 ngày

Nhiều chị em có chu kỳ kinh nguyệt từ 35 – 40 ngày. Vậy chu kỳ kinh nguyệt 35 – 40 có sao không? Theo bác sĩ Vân, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chị em không nên lo lắng.

Bởi chu kỳ kinh của chị em còn phụ thuộc vào thể trạng, chế độ ăn, sinh hoạt. Nên chu kỳ kinh nguyệt sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Nếu chu kỳ trên 35 ngày sẽ được gọi là chu kỳ dài, còn dưới 22 ngày được gọi là chu kỳ ngắn.

Còn trong trường hợp kinh nguyệt không đều, lúc dài lúc ngắn thì chị em cần đi thăm khám sớm. Bởi có thể chị em đang mắc bệnh lý phụ khoa nào đó. Hơn nữa, chu kỳ kinh còn liên quan mật thiết đến việc thụ thai, nên việc đi kiểm tra sớm là điều cần thiết.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Một số cách tính chu kỳ kinh nguyệt khác

Ngoài bảng tính chu kỳ kinh nguyệt ở trên thì chị em cũng có thể áp dụng một số cách tính chu kỳ kinh dưới đây.

Sử dụng que thử rụng trứng

Que rụng trứng là giải pháp đơn giản, hiệu quả giúp chị em xác định ngày rụng trứng. Từ đó, có thể dễ dàng lựa chọn thời điểm quan hệ để thụ thai.

Thông thường, giữa chu kỳ kinh khi nang trứng phát triển thì hormone LH sẽ tăng. Từ đó, kích thích trứng chín và phóng thích trứng khỏi buồng trứng. Nên quá trình rụng trứng sẽ diễn ra.

Dựa vào quy trình trên, que thử rụng trứng sẽ giúp phát hiện sự thay đổi của homrone LH. Nếu lượng hormone LH trong nước tiểu có nồng độ cao cho thấy trứng đã rụng. Lời khuyên cho chị em là nên thử trước khoảng 2 ngày nghi ngờ rụng trứng.

Dựa vào chất nhầy ở tử cung

Trước khi rụng trứng từ 2 – 3 ngày chị em sẽ thấy vùng kín ướt át, ra nhiều khí hư so với bình thường. Khi rụng trứng, khí hư sẽ có màu trong hoặc hơi đục, nhớt như lòng trắng trứng. Đồng thời, có độ co giãn hơn so với dịch âm đạo trong giai đoạn chu kỳ tử cung.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Dựa vào nhiệt độ cơ thể

Thân nhiệt của chị em cũng sẽ thay đổi trong từng thời kỳ của kinh nguyệt. Thông thường, thân nhiệt của chị em sẽ dao động từ 36,5 – 37 độ. Trước khi rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, cơ thể mệt mỏi. Sau khi rụng trứng thì nhiệt độ sẽ giảm trở lại.

Cụ thể, khi đến ngày rụng trứng nhiệt độ có thể tăng từ 0,3 – 0,5 độ. Thật tế, sự thay đổi này không đáng kể nên rất khó nhận biết.

Tốt nhất, chị em hãy sử dụng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt mỗi ngày. Nên đo vào một giờ nhất định để dễ dàng nhận thấy sự thay đổi của thân nhiệt.

Một số dấu hiệu khác

Ngoài những dấu hiệu trên, chị em có thể nhận biết ngày rụng trứng qua những biểu hiện sau:

  • Đến ngày rụng trứng, cổ tử cung sẽ mềm mại, cao, mở rộng và ướt át.
  • Nhu cầu ham muốn tình dục cao.
  • Bầu ngực cảm giác căng tròn hơn, đầu ti cưng cứng hơn.

Xem thêm: Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân, Biểu hiện và cách điều trị hiệu quả

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai an toàn

Tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai là giải pháp được rất nhiều cặp đôi lựa chọn. Bởi phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe, tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp ày chị em cần nhớ rõ chu kỳ kinh của mình. Tốt nhất, nên theo dõi ít nhất 4 tháng để xác định chính xác vòng kinh trung bình. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đánh dấu ngày đầu ra máu hành kinh của tháng này.
  • Bước 2: Đánh dấu ngày đầu ra máu của kỳ hành kinh tháng tiếp theo.
  • Bước 3: Tính khoảng cách của ngày ra máu tháng trước với ngày ra máu tháng sau để biết được chu kỳ kéo dài trong bao lâu.
  • Bước 4: Thực hiện lặp lại 3 bước trên trong vòng 4 tháng liên tục để biết vòng kinh của mình có bị thay đổi nhiều không.

Cách tính kinh nguyệt để tránh thai sẽ dựa vào ngày phóng noãn hay còn gọi là ngày rụng trứng. Như đã chia sẻ ở trên, kinh nguyệt sẽ được chia thành 3 thời điểm đó là thời điểm an toàn tương đối, thường điểm nguy hiểm và thời điểm an toàn tuyệt đối. Mỗi thời điểm sẽ có khả năng mang thai khác nhau.

Cụ thể:

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai theo thời điểm an toàn tương đối

Ở thời điểm an toàn tương đối, khả năng tránh thai khoảng 50%. Thời điểm an toàn tương đối được tính từ ngày đầu của chu kỳ đến ngày thứ 9.

Ví dụ: Nếu ngày ra máu đầu tiên của kinh nguyệt là 02/06 thì thời điểm an toàn tương đối sẽ là 02/06 – 11/06.

Thời điểm an toàn tương đối là giai đoạn sắp rụng trứng. Trong khi đó, tinh trùng có thể sống trong tử cung của chị em 3 ngày. Nếu nếu quan hệ, trứng và tinh trùng vẫn có thể gặp nhau và thụ thai.

Do đó, nếu quan hệ trong thời điểm này, các cặp đôi vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác. Ngoài ra, để hiệu quả tránh thai chính xác hơn, chị em nên cộng thêm 4 – 5 ngày kể từ ngày ra máu đầu tiên.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai theo thời điểm nguy hiểm

Thời điểm nguy hiểm trong chu kỳ kinh đó là ngày rụng trứng. Khả năng mang thai trong thời điểm này lên tới 95%. Nên nếu chưa có ý định mang thai, chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác.

Ngày rụng trứng sẽ rơi vào khoảng giữa của chu kỳ kinh. Chị em nên cộng trừ thêm 5 ngày để kết quả tránh thai chính xác hơn.

Ví dụ: Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày thì ngày rụng trứng sẽ rơi vào ngày thứ 15 – 16 của chu kỳ. Thời điểm nguy hiểm sẽ cộng trừ thêm 5, tức là ngày thứ 10 – 12.

Thông thường, thời gian sống của trứng chỉ kéo dài trong 24 giờ. Nếu không gặp tinh trùng trong thời gian này, trứng sẽ tự phân hủy.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai theo thời điểm an toàn tuyệt đối

Thời điểm an toàn tuyệt đối được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh tháng này cho đến ngày đầu tiên của chu kỳ kinh tiếp theo. Đây là thời điểm trứng mới rụng và đang phân hủy. Nên nếu quan hệ trong giai đoạn này tỉ lệ đậu thai sẽ thấp.

Ví dụ: Nếu chị em có chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày. Ngày đầu tiên ra máu là ngày 15/9 thì thời điểm an toàn là từ ngày 5 – 15 tháng/10.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp quan hệ trong thời điểm này vẫn có thai. Nguyên nhân do chị em mang trứng đôi hoặc thời điểm rụng trứng khác. Do đó, phương pháp này không có hiệu quả tránh thai tuyệt đối.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai

Không ít ặp đôi áp dụng cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai. Theo đó, thời điểm dễ có thai nhất đó là giai đoạn rụng trứng.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bao gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn hình thành nang mạc: Kéo dài từ 12 - 16 ngày, bao gồm cả thời gian hành kinh.
  • Giai đoạn rụng trứng: Chỉ diễn ra trong vòng 24 giờ.
  • Giai đoạn hoàng thể: Toàn bộ thời gian còn lại của chu kỳ.

Thời điểm rụng trứng rơi vào khoảng ngày thứ 14 – 15 của chu kỳ kinh. Nếu quan hệ trong thời điểm này thì khả năng mang thai sẽ cao khoảng 95%.

Tuy nhiên, trứng chỉ sống khoảng 24 sau khi rụng, còn tinh trùng có thể sống từ 2 – 3 ngày trong tử cung. Do đó, nếu có ý định mang thai, các cặp đôi nên quan hệ nhiều hơn trong thời gian này. Còn nếu quan hệ trong giai đoạn nang mạc hoặc hoàng thể thì khả năng mang thai sẽ thấp.

Cách tính kinh nguyệt để mang thai sẽ áp dụng theo công thức sau:

  • A: Chu kỳ kinh nguyệt
  • B: Thời điểm rụng trứng
  • C: Thời điểm dễ thụ thai

Ta sẽ có công thức:

  • Thời điểm rụng trứng: B = A - 14
  • Thời điểm dễ có thai: C = B +(-) 2

Ví dụ: Chu kỳ kinh nguyệt trung bình của chị em là 30 ngày. Thời điểm rụng trứng sẽ là B = 30 - 14 = 16, thời điểm dễ có thai là C = 16 - 2 = 14 và 16 + 2 = 18.

Như vậy, thời điểm dễ mang thai ở chị em có chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày là từ ngày 14 – 18 của vòng kinh.

Tuy nhiên, cách tính này chỉ áp dụng với những chị em có chu kỳ kinh đều. Còn với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt nên đi thăm khám và điều trị sớm để có con như mong muốn.

>> Bạn cần lời khuyên hay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hãy Click Tại Đây <<

Lời khuyên của bác sĩ

Theo khuyến cáo của bác sĩ Nguyễn Thị Vân, bảng tính chu kỳ kinh nguyệt khá đơn giản và dễ thực hiện. Với những chị em có chu kỳ kinh đều thì việc xác định chu kỳ kinh sẽ đơn giản hơn. Ngược lại, chị em có kinh nguyệt không đều sẽ khó xác định chính xác.

Hơn nữa, kinh nguyệt không đều là biểu hiện của các bệnh phụ khoa. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của chị em.

Do đó, nếu kinh nguyệt không đều diễn ra trong thời gian dài. Chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để chữa trị. Hoặc điểm tiết kiệm thời gian, chị em có thể gọi đến hotline 035.842.7245 để được các bác sĩ tư vấn chi tiết.

Trên đây là thông tin chi tiết bảng tính chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích giúp chị em dễ dàng xác định chu kỳ kinh. Từ đó, có phương pháp quan hệ để thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả.

Mrhieu

Tác giả chia sẻ mọi kiên thức y khoa

Bài viết cùng chuyên mục

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form